Thi công lam sóng ốp trần cực kỳ đơn giản, hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà mà không cần gọi thợ. Trần nhựa lam sóng là một trong những kiểu trang trí đang rất được yêu thích nhờ mẫu mã đa dạng và kiểu dáng hiện đại thời thượng cũng như khả năng chống mối mọt, không nấm mốc và hạn chế cháy lan một cách tối đa. Cùng tham khảo ngay các bước thi công trần nhựa lam sóng chi tiết có trong bài viết sau đây.
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật liệu thi công tấm ốp lam sóng
Chuẩn bị vật liệu làm xương: Xương inox, sắt hộp mạ kẽm hoặc xương thạch cao
Dây thép treo xương loại 1.5 - 2.0
Máy hàn, máy cắt xương, cắt tấm nhựa
Vật liệu tấm ốp lam sóng nhựa giả gỗ, phụ kiện phào chỉ, keo,ke, đinh vít inox.
Chuẩn bị máy móc thiết bị như máy cắt, dao rọc, giàn ráo, máy khoan, máy bắn đinh, súng bơm keo, máy đo laser,...
Chuẩn bị vật tư thi công lam sóng ốp trần
Đi hệ khung xương trần nhựa lam sóng
Hệ khung xương là một trong những yếu tố quan trọng, bắt buộc phải có và không thể thiếu khi thi công tấm ốp nhựa (bao gồm cả tấm ốp nhựa nano, tấm nhựa giả đá PVC hay tấm ốp lam sóng nhựa).
Tác dụng của hệ khung xương khi ốp trần lam sóng:
Hệ xương sẽ có tác dụng tạo nên một bề mặt phẳng, đồng nhất và giúp giữ tấm được chắc chắn trên trần.
Đảm bảo sự ổn định của tấm nhựa, tránh tình trạng cong vênh hay nấm mốc giữa bề mặt trần với lam sóng.
Ốp tấm lên hệ xương sẽ hạn chế được tối đa tình trạng thấm ngược lên vật liệu và ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Hạn chế được tối đa tình trạng tháo gỡ tấm ảnh hưởng đến bề mặt trần.
Thi công hệ khung xương trần nhựa lam sóng
Tiêu chuẩn của hệ xương khi ốp trần lam sóng:
Hệ xương sẽ được đi theo yêu cầu của công trình thực tế. Thông thường, các thanh xương sẽ cách nhau tối thiểu từ 40 - 60cm. Thanh xương ngang sẽ giao động từ 1 đến 2m/thanh và đặc biệt cần có xương chống từ phần mái xuống khung, giúp giữ chặt khung lên trần.
Lưu ý: Khoảng cách trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, khoảng cách có thể thay đổi tùy thuộc vào chất liệu xương, yêu cầu công trình cụ thể.
Đo đạc và xác định số lượng tấm ốp lam sóng cần chuẩn bị
Sau khi đã đi hệ xương chắc chắn cho trần lam sóng. Việc tiếp theo cần làm đó là xác định số lượng tấm ốp nhựa cần sử dụng, đo đạc và cắt tấm theo kích thước. Đây là công đoạn khá quan trọng vì sẽ tránh được tối đa tình trạng hao hụt vật tư ở mức cao nhất.
Tiến hành xác định diện tích tường cần được thi công bằng thước dây hoặc thước thông dụng. Đối với trần giật cấp thì cần đo đạc kỹ lưỡng các phần giật cấp để đảm bảo cắt tấm và chuẩn bị được đủ số lượng tấm ốp.
Để cắt các tấm theo kích thước, anh/chị có thể dùng dao rọc giấy. Đặc biệt, ở những vị trí như ổ điện, dây điện thì hãy dùng máy cắt cầm tay để cắt theo kích thước phù hợp.
Hướng dẫn các bước thi công lam sóng ốp trần
Tiến hành thi công lam sóng ốp trần chi tiết
Đối với những tấm đầu tiên, để giữ tấm chắc chắn trên trần, anh chị hãy sử dụng máy bắt đinh hoặc máy khoan vít bắn trực tiếp vào hèm tấm phía trong. Còn đối với hèm tấm phía ngoài, tiến hành bắt ke và cố định bằng đinh vít inox. Lưu ý, hãy căn chỉnh kỹ hai hèm của tấm để khi lắp tấm thứ hai có thể gắn được vào hèm của tấm còn lại.
Đối với các tấm tiếp theo, làm tương tự và cố định bằng ke inox. Với mỗi tấm lam sóng, ta có thể sử dụng từ 3 đến 5 con ke để đảm bảo có thể cố định tấm một cách chắc chắn lên trần. Thực hiện ốp tấm còn lại cho đến hết diện tích tường.
Thi công ghép tấm nhựa ốp tường lam sóng
Tại các vị trí nối tấm, để đảm bảo thẩm mỹ và không lộ rõ các mối nối lam sóng. Ta có thể áp dụng hai cách sau đây:
Cách 1: Cắt thẳng hoặc cắt tấm theo góc 30 độ sau đó che đi mối nối bằng keo màu.
Cách 2: Đối với những vị trí góc vuông, hay cắt tấm theo góc 45 độ và gắn bằng keo dán chuyên dụng.
Dán phụ kiện phào chỉ
Tại các vị trí kết thúc tấm, anh/chị có thể sử dụng các loại phào chỉ, nẹp để che đi. Sử dụng phụ kiện phào chỉ không chỉ tăng tính thẩm mỹ cho công trình mà còn giúp các tấm lam sóng không bị côn trùng, ẩm mốc hay nước đi vào phía trong ảnh hưởng đến chất lượng tấm ốp.
Mỗi vị trí trần lam sóng sẽ sử dụng một loại phào riêng. Chi tiết như sau:
Giáp trần: Phào cổ trần
Điểm kết thúc trần: Phào góc dương
Kết thúc, cạnh góc tường: Phào kết thúc
Góc trong, giữa tường: Nẹp góc âm
Góc ngoài, vị trí góc vuông 90 độ: nẹp góc V
Thi công phào chỉ che điểm kết thúc trần nhựa lam sóng
Xem thêm: Xu hướng trang trí nhà đẹp với trần nhựa nano
Những lỗi hay gặp phải khi thi công trần nhựa lam sóng
Bôi keo trực tiếp vào tấm sẽ khiến cho keo bị tràn ra ngoài, không đảm bảo được độ bám dính của keo với hệ xương. Trường hợp này nên bôi keo vào xương, sau đó mới ốp tấm lên bề mặt tường.
Sử dụng quá nhiều ke inox sẽ không quá cần thiết và gây lãng phí trong quá trình thi công. Số lượng ke phù hợp là khoảng 5 - 7 cái cho một tấm.
Không sử dụng loại keo chuyên dụng để tấm được giữ chắc chắn, đảm bảo chất lượng công trình.
Đo đạc và cắt tấm không chính xác, dẫn tới tình trạng hao hụt vật tư, trường hợp này cần phải đo đạc lại kỹ lưỡng với các tấm ốp tiếp theo để đảm bảo thẩm mỹ.
Thi công đúng kỹ thuật giúp đảm bảo công trình thẩm mỹ tuổi thọ cao
Để đảm bảo quá trình thi công được nhanh hơn, xử lý triệt để các vị trí khó, cần tư duy làm nghề thì anh/chị nên thuê một đội thợ có kinh nghiệm.
Bài viết trên đây, Tổng kho tấm nhựa ốp tường Haroma đã hướng dẫn tới anh/chị cách thi công lam sóng ốp trần chi tiết từ A - Z. Hy vọng qua bài viết trên đây, anh/chị đã có thêm kinh nghiệm hữu ích nếu muốn tự thi công tấm ốp lam sóng tại nhà.
Hướng dẫn cách thi công lam sóng ốp trần chi tiết, đầy đủ A - Z
1 bài viết
• Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
- tanthinhphatdigital Ngoại tuyến
- Bài viết: 247
- Ngày tham gia: Tue Oct 29, 2024 2:01 pm
1 bài viết
• Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Quay về
Chuyển đến
- Giới Thiệu Nội Quy Diễn Đàn
- ↳ Nội Quy
- Thiêt Kế Nội Thất
- ↳ Trần Thạch Cao
- ↳ Trần Gỗ Nhựa
- ↳ Trần Nhôm
- ↳ Trần Nano
- ↳ Trần Thạch Cao Phẳng
- ↳ Trần Thạch Cao Giật Cấp
- ↳ Trần Tấm Ốp
- ↳ Khung Xương Trần
- ↳ Trần Phong Cảnh
- ↳ Trần Xốp Panel EPS
- ↳ Trần Gỗ Tự Nhiên
- ↳ Tấm Ốp Lam Sóng
- ↳ Tấm Ốp Nano
- ↳ Tấm Ốp Tường Composite
- ↳ Tấm Ốp EPS
- ↳ Tấm Ốp Tường Giả Đá
- ↳ Tấm Ốp Tường Giả Gỗ
- ↳ Tấm Ốp Tường Xuyên Sáng
- ↳ Lam Gỗ Ốp Tường
- ↳ Tranh Dán Tường 3D
- ↳ Tấm Lamri
- ↳ Đèn Led Âm Trần
- ↳ Đèn Thả Trần
- ↳ Vách Ngăn Lam Hộp
- ↳ Phào Chỉ PS PU
- ↳ Gạch Bông Ốp Tường
- ↳ Vách Ngăn Thạch Cao
- ↳ Vách Ngăn Panel EPS
- ↳ Vách Ngăn Composite
- ↳ Vách Ngăn Lam Sóng
- ↳ Phào Chỉ Thạch Cao
- ↳ Phào Trần
- ↳ Phào Lưng Tường
- ↳ Phào Chân Tường
- ↳ Nẹp V
- ↳ Nẹp T
- ↳ Nẹp H
- ↳ Nẹp Góc Trong
- ↳ Nẹp Góc Ngoài
- ↳ Phào Chỉ Hoa Văn Cổ Điển
- ↳ Phào Chỉ Hiện Đại
- ↳ Phào Chỉ Hàn Quốc
- ↳ Lam Treo Tường
- ↳ Sàn Nhựa
- ↳ Sàn Gỗ Nhựa Composite
- ↳ Tấm Lót Sàn Composite
- ↳ Mâm Trần
- ↳ Tấm Ốp Vân Đá
- ↳ Tấm Vách Ngăn PVC
- ↳ Lan Can Gỗ
- ↳ Vách Ngăn Chống Ẩm
- ↳ Vách Ngăn Cách Âm
- ↳ Vách Ngăn Chống Cháy
- ↳ Vách Ngăn SmartBoard
- ↳ Tấm Trần Nhựa
- ↳ Phụ Kiện Trong Nhà
- ↳ Cầu Thang Trong Nhà
- ↳ Ốp Tường Phong Khách
- ↳ Ốp Tường Phòng Ngủ
- ↳ Trần Lam Sóng
- ↳ Tủ Kệ Sách Gỗ Nhựa
- ↳ Sàn Gỗ Nhựa Chống Ẩm
- ↳ Thanh Lam Trang Trí
- ↳ Thạch Cao Tiêu Chuẩn
- ↳ Thạch Cao Tiêu Chuẩn
- ↳ Thạch Cao Chống Ẩm
- ↳ Thach Cao Chống Cháy
- ↳ Thạch Cao Cách Âm
- ↳ Thạch Cao Siêu Bền
- ↳ Khung Trần Nổi
- ↳ Khung Trần Chìm
- ↳ Đá Hoa Cương PVC
- ↳ Viền Trang Trí Vân Đá
- ↳ Phụ Kiện Tấm Nhựa Vân Đá
- Thiết Kế Ngoại Thất
- ↳ Sân Vườn
- ↳ Chòi Nghỉ Gỗ Nhựa
- ↳ Lan Can Gỗ Ngoài Trời
- ↳ Cầu Gỗ Nhựa
- ↳ Dàn Hoa Gỗ Nhựa
- ↳ Bàn Ghế Gỗ Nhựa Ngoài Trời
- ↳ Sàn Gỗ Nhựa Ngoài Trời
- ↳ Hàng Rào Gỗ Nhựa
- ↳ Mái Che Gỗ Nhựa
- ↳ Tấm Ốp Ngoài Trời
- ↳ Vĩ Gỗ Nhựa Ngoài Trời
- ↳ Cổng Gỗ Nhựa
- ↳ Cột Đèn Gỗ Nhựa
- ↳ Tấm Ốp SmartBoard
- ↳ Tấm Alu
- ↳ Phụ Kiện Ngoài Trời
- ↳ Ốp Tường Ngoài Trời
- ↳ Thạch Cao Ngoài Trời
- Đầu Tư - Bất Động Sản
- ↳ Đầu Tư Dự Án Bất Động Sản
- ↳ Thị Trường Bất Động Sản
- ↳ Phong Thủy Và Thiết Kế Kiến Trúc
- ↳ Mua Bán Nhà Căn Hộ
- ↳ Dịch Vụ Nhà Đất
- ↳ Cho Thuê Nhà Căn Hộ
- Vật Liệu Xây Dựng
- ↳ Nội Thất
- ↳ Ngoại Thất
- ↳ Hoàn Thiện
- Thiết Kế Và Kiến Trúc
- ↳ Nội Thất
- ↳ Ngoại Thất Và Cảnh Quan
- ↳ Phong Cách Kiến Trúc
- ↳ Công Nghệ Thiết Kế
- Quy Trình Và Thủ Tục Pháp Lý
- ↳ Giấy Phép Xây Dựng Và Thủ Tục Pháp Lí
- ↳ Luật Xây Dựng Và Quy Hoạch
- ↳ An Toàn Lao Động Trong Xây Dựng
- ↳ Quản Lí Chất Lượng Công Trình
- Kinh Ngiệm Và Chia Sẽ Thực Tế
- ↳ Kinh Nghiệm Thi Công
- ↳ Hỏi Đáp Và Tư Vấn Chuyên Môn
- ↳ Kinh Nghiệm Đầu Tư Bất Động Sản
- Xu Hướng Công Nghệ Xây Dựng
- ↳ Công Nghệ Xây Dựng Và Vật Liệu Mới
- ↳ Giải Pháp Xanh Trong Xây Dựng
- ↳ Ứng Dụng AI Vào Quản Lí Dự Án
- Đồ Công Nghệ
- ↳ Điện Thoại
- ↳ Laptop
- ↳ Máy Tính Bảng
- ↳ Máy Chơi Game
- ↳ Máy Ảnh
- ↳ Máy Nghe Nhạc
- App & Game
- ↳ Chia Sẽ Game
- ↳ Chia Sẽ App
- ↳ Chia Sẽ Phần Mềm
- ↳ Thủ Thuật
- Ô tô Xe Máy Phương Tiện Đi Lại
- ↳ Ô tô
- ↳ Xe Máy Xe Đạp
- ↳ Phụ Tùng Xe Ô tô
- ↳ Phụ Tùng Xe Máy
- Giải Trí Và Dịch Vụ
- ↳ Du Lịch Và Giải Trí
- ↳ Giới Thiệu Cafe Quán Ăn
- Gia Đình
- ↳ Sức Khỏe Và Đời Sống
- ↳ Dịch Vụ Cho Mẹ Và Bé
- ↳ Thú Nuôi Cây Cảnh